Lần đầu có tour ngủ đêm trên du thuyền ở vịnh Nha Trang
Ghi nhận của Thanh Niên sáng nay 2.2, các tuyến đường trung tâm TP.HCM như Điện Biên Phủ, Cách Mạng Tháng Tám (Q.3), Võ Thị Sáu (Q.1)... đông xe hơn những ngày nghỉ tết trước đó, có nơi xe máy, ô tô, xe buýt dừng chờ đèn đỏ "chật kín". Tuy nhiên, giao thông vẫn khá thông thoáng.Trên đường, dòng người hối hả tiếp tục với công việc thường nhật như tài xế công nghệ, shipper, cũng có người vẫn cùng người thân đi du xuân, thăm người thân. Bên cạnh đó, nhiều người lỉnh kỉnh hành lý trên xe trong hành trình từ quê trở lại TP.HCM sau kỳ nghỉ tết dài.Anh Mạnh Duy (31 tuổi) sống ở một chung cư tại Q.8 (TP.HCM) cho biết anh vừa từ quê vợ ở Long An trở lại TP.HCM sau kỳ nghỉ tết ngày mùng 4 (tức 1.2). Trước đó, anh về quê từ ngày mùng 2."Lúc về quê, đường phố vắng vẻ, ít xe. Khi lên trở lại, đặc biệt hôm nay mùng 5 tết mình về nhà thăm ba ở Q.3 thì thấy đường đông đúc vô cùng. Nhiều người cũng đã trở lại TP.HCM để ổn định, chuẩn bị cho thứ hai đi làm lại giống mình nên đông. Ngày mai khi ai nấy đều đi làm, đường lại đông xe, nhịp sống trở về bình thường", chàng trai chia sẻ.Anh Duy cho biết đường phố hôm nay vẫn khá thông thoáng nên anh sẽ tận hưởng ngày nghỉ cuối cùng theo cách đặc biệt. Anh dự định sẽ chở vợ đi dạo phố, hóng gió cũng như vui chơi ở trung tâm TP.HCM để mai bắt đầu làm việc trở lại.Anh Thanh, làm việc tại một tiệm sửa xe ở Q.3 cho biết anh làm xuyên tết. Nhìn đường phố mùng 5, anh cho biết hôm nay đông xe hơn so với những ngày trước, nhưng đường vẫn thông thoáng."Tôi làm xong hôm nay, mai xin nghỉ về quê ít bữa vì đã làm suốt mùa tết. Lúc mọi người mang hành lý lên Sài Gòn thì mình mới về. Chúc mọi người trở lại làm năng lượng sau kỳ nghỉ tết vui vẻ", anh chia sẻ.Phẫn nộ xe container chuyển làn ẩu, gây tai nạn với ô tô con rồi bỏ chạy
Những video review (giới thiệu) quán ăn, địa điểm vui chơi trở nên rất phổ biến trên các nền tảng mạng xã hội mà đặc biệt là TikTok. Những video này thường có nội dung ngắn gọn, góc quay đẹp và hình ảnh được đầu tư vô cùng chỉn chu, bắt mắt. Kèm theo đó là phần bình luận đầy cuốn hút, “khen lấy, khen để” của những TikToker làm khơi dậy sự tò mò, mong muốn đến trải nghiệm của người trẻ.
Điều tra ĐH Stanford bị tố phân biệt đối xử với nam giới
Ngày 29.12.2024, ở trận bán kết lượt về AFF Cup 2024 giữa đội tuyển Việt Nam và Singapore, Tấn Tài dính chấn thương đứt dây chằng đầu gối phải. Đến ngày 14.1.2025, anh được phẫu thuật tại Bệnh viện Vạn Hạnh (TP.HCM). Sau đó, hậu vệ phải sinh năm 1997 nằm lại bệnh viện 3 ngày để theo dõi rồi về nhà người thân ở TP.HCM để tập phục hồi. Đến ngày 24.1, anh trở về quê nhà Hoài Ân (Bình Định) để tận hưởng kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ cùng gia đình. Trong buổi chia sẻ cùng Báo Thanh Niên vào chiều 28.1 (29 Tết), Tấn Tài chia sẻ: "Thời tiết ở quê lạnh hơn TP.HCM, nên khiến chân tôi khá buốt. Mấy ngày qua tôi không được ngủ sâu giấc do chân còn hơi đau, chưa thật sự thoải mái". Anh nói thêm: "Tuy nhiên, giờ mọi chuyện cũng đã ổn hơn rất nhiều rồi. Sau khi phẫu thuật, chân tôi gần như mất cơ hoàn toàn và không thể co duỗi. Nhưng hiện tại, cơ cũng dần hồi phục. Tôi thường xuyên tập các bài co duỗi để chân không bị cứng. Mỗi ngày, tôi tập đến khi chân mỏi rồi sẽ chườm đá, hồi phục, nghỉ ngơi rồi sẽ tập tiếp. Có như vậy, chân mới khỏe để bước vào giai đoạn hồi phục quan trọng hơn, diễn ra sau Tết Nguyên đán". Ngày mùng 6 Tết, Tấn Tài sẽ di chuyển vào TP.HCM để tập hồi phục tại Trung tâm RTD Rehab của bác sĩ đội tuyển Việt Nam Trần Huy Thọ. Nàng WAG Phạm Thị Hiếu và cậu con trai Tiger cũng sát cánh cùng hậu vệ sinh năm 1997 trong hành trình gian nan này. Đây sẽ là động lực cũng như điểm tựa để Tấn Tài trở lại mạnh mẽ hơn. Tấn Tài chia sẻ: "Thời gian tới, tôi sẽ tập trung toàn lực vào quá trình hồi phục. Sau khi thật sự ổn, tôi mới trở về tập trung cùng CLB Bình Dương. Tôi cũng đã xin phép HLV trưởng Nguyễn Công Mạnh và được đồng ý. Phía trước sẽ là một chặng đường gian nan nhưng tôi tự tin mình sẽ trở lại thật mạnh mẽ để có thể sớm cống hiến cho CLB Bình Dương cũng như đội tuyển Việt Nam". Bác sĩ Trần Huy Thọ cũng nói thêm về tình hình của Tấn Tài: "Qua theo dõi, chấn thương của Tài giờ đã ổn định rồi. Đã cắt chỉ xong, gập duỗi tốt và đi lại cũng ổn định. Tôi nghĩ Tài sẽ trở lại tập cùng đội trong vòng 6-8 tháng nữa. Hiện tại, tôi cũng đã chuẩn bị các giáo án, bài tập rất chi tiết để có thể giúp Tài hồi phục nhanh nhất, lấy lại phong độ sớm nhất. Tài có cơ địa tốt nên tôi hy vọng rằng quá trình hồi phục sẽ diễn ra suôn sẻ, thuận lợi".
Trao đổi với Thanh Niên, một giáo viên dạy thêm tại TP.HCM cho biết những ngày qua, cô "đứng ngồi không yên" bởi một điều khoản trong quy định mới là phải đăng ký kinh doanh nếu muốn tổ chức dạy thêm ngoài trường. Đó là vì cô cùng các thầy cô khác đang hoạt động theo mô hình "tự phát", tức "gom lớp" và dạy tại tư gia. "Tôi đang tìm luật sư để được tư vấn thêm để sớm đáp ứng yêu cầu của Thông tư 29", nữ giáo viên cho hay."Nếu được, tôi mong Bộ GD-ĐT và Sở GD-ĐT TP.HCM hỗ trợ hay xây dựng kênh giải đáp về mặt pháp lý để các thầy cô có thể làm đúng quy định, trong bối cảnh thông tư ra mắt khá gấp gáp (một tháng rưỡi-PV) và lại trùng vào dịp nghỉ tết nên thực tế giáo viên chỉ có vài tuần để tìm hiểu, chuẩn bị", người này nói. "Một số thầy cô trong nhóm cũng muốn giảm thời gian dạy thêm để tránh lời ra tiếng vào khi phải báo cáo hiệu trưởng".Chung nỗi lo, một giáo viên chuyên dạy thêm trực tuyến ở TP.HCM cũng đang cân nhắc "đầu quân" vào một công ty chuyên tổ chức dạy thêm trực tuyến, thay vì hoạt động độc lập trong tình trạng không đăng ký kinh doanh như hiện tại. "Một phần tôi sợ thủ tục sẽ phiền phức, một phần cũng vì lo không thể giải quyết những vấn đề phát sinh sau đó và cả câu chuyện thu học phí, rồi báo cáo thuế ra sao", thầy chia sẻ.Trong khi đó, thầy Đặng Duy Hùng, quản lý hệ thống luyện thi Lasan - Helius Education (TP.HCM), thông tin trung tâm của nam giáo viên vẫn hoạt động phù hợp theo thông tư mới vì đã đăng ký kinh doanh ngay từ khi thành lập, xây dựng đội ngũ giáo viên cơ hữu (tức dạy toàn thời gian tại trung tâm). "Các trung tâm đã định hướng mô hình từ sớm sẽ thuận lợi với thông tư mới", thầy Hùng nhận xét.Cũng theo nam quản lý, học sinh vẫn cần phải học thêm do các kỳ thi, nhất là những kỳ thi đánh giá năng lực và sắp tới là thi tốt nghiệp THPT "vẫn chưa giảm được độ khó và độ phức tạp". Song, thông tư mới đã đảm bảo được tính công bằng, nâng cao chất lượng của tiết học chính khóa ở trường phổ thông. "Chỉ cần giáo viên thật sự dạy tốt thì sẽ có học sinh không học chính khóa tìm và theo học", thầy Hùng chia sẻ.Ngoài các quy định về dạy thêm ngoài nhà trường, Thông tư 29 của Bộ GD-ĐT còn có nhiều điều khoản khác về vấn đề dạy thêm và học thêm trong nhà trường, cũng như nêu rõ các trường hợp không được dạy thêm hay tổ chức dạy thêm. Dưới đây là một số điểm nổi bật của quy định mới được ban hành vào ngày 30.12.2024 và chính thức có hiệu lực từ ngày 14.2.Trước đó, vào ngày 7.2, UBND TP.HCM triển khai công văn đến Sở GD-ĐT TP.HCM và UBND TP.Thủ Đức cùng các quận, huyện về việc thực hiện Thông tư 29 của Bộ GD-ĐT. Công văn yêu cầu các bên cần hướng dẫn, tổ chức thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm cho trường học, tổ chức và cá nhân liên quan thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn; tổ chức hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn; xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm.
Lái dàn xe sang tiền tỉ Land Rover 'vượt hồ leo dốc' giữa lòng phố
Lực lượng Không gian Mỹ ngày 20.2 công bố bức ảnh mà phi thuyền X-37B chụp lần đầu tiên từ không gian. Bức ảnh được chụp sau khi phi thuyền được phóng lên trong sứ mệnh thứ 7 vào cuối năm 2023.Theo trang Business Insider, trong quá trình thử nghiệm trong quỹ đạo hình ê-líp, X-37B đã chụp ảnh Trái đất từ phía trên châu Phi.Từ khi được phóng lên, X-37B đã thử nghiệm nhiều công nghệ tương lai trong lĩnh vực không gian và lần đầu thử nghiệm điều chỉnh vị trí trong quỹ đạo với lượng nhiên liệu tối thiểu.Theo Business Insider, dự án X-37 ban đầu được Cơ quan Hàng không Không gian Mỹ (NASA) giao cho Boeing phát triển nhưng sau đó giao lại cho Cơ quan các dự án nghiên cứu phòng thủ tiên tiến (DARPA) vào năm 2004 và được liệt vào diện dự án bí mật quân sự.Năm 2006, Không quân Mỹ công bố phát triển phi thuyền X-37B, được thiết kế để hoạt động trong quỹ đạo với vận tốc gần 28.163 km/giờ trong 270 ngày. X-37B được phóng lên bằng tên lửa đẩy và tự hoạt động trong không gian dài ngày trước khi trở về Trái đất và hạ cánh như máy bay.Trong 7 sứ mệnh, X-37B đã thực hiện nhiều nhiệm vụ như thử nghiệm vật liệu trong môi trường không gian hay phóng vệ tinh nhỏ.Chiếc X-37B đầu tiên được phóng vào quỹ đạo vào tháng 4.2010 và hoạt động trong 225 ngày trước khi trở về Trái đất. Năm 2020, sứ mệnh thứ 6 của X-37B được triển khai và phi thuyền đã ở trong không gian 908 ngày, mức kỷ lục.Sứ mệnh lần 7 được phóng vào tháng 12.2023 bằng tên lửa đẩy Falcon Heavy của SpaceX. Mục tiêu của nhiệm vụ này là thử nghiệm các công nghệ nhận thức lĩnh vực không gian tương lai và phân tích tác động của phóng xạ lên hạt giống trong các chuyến du hành không gian, cùng một số nhiệm vụ khác.Đã có nhiều đồn đoán về mục đích của dự án phi thuyền tuyệt mật này, với một số ý kiến cho rằng X-37B có thể là phi thuyền trang bị vũ khí không gian hoặc là công cụ tình báo, do thám từ không gian.